Thủ tục xuất khẩu quần áo
Thủ tục xuất khẩu quần áo cần những gì ?
Để có thể xuất khẩu bất cứ ngành hàng nào sang nước ngoài, các doanh nghiệp đều cần phải chuẩn bị hồ sơ. Trong hồ sơ để có thể xuất khẩu quần áo, các đơn vị cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:
-
Giấy giới thiệu
Giấy giới thiệu là giấy xác nhận về sản phẩm như các thông tin về chất liệu, số lượng hàng hóa, đơn giá,…Đây là giấy tờ cần thiết để hải quan có thể nắm bắt được thông tin cơ bản về kiện hàng.
-
Hóa đơn thương mại
Hóa đơn thương mại là hóa đơn bán hàng của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Hóa đơn này sẽ xác định công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hóa với mục đích chính đáng.
Bên cạnh đó, hóa đơn thương mại sẽ giúp cho cục hải quan nắm bắt được số lượng hàng được xuất khẩu. Từ đó sẽ không bị tình trạng xuất lậu hay xuất khẩu không đúng mặt hàng.
-
Xác nhận đặt hàng
Giấy xác nhận đặt hàng sẽ là của bên nhập khẩu đối với lượng hàng hóa để xuất khẩu tại Việt Nam. Đây được xem là giấy tờ cần thiết đối với một đơn vị muốn làm thủ tục hải quan xuất khẩu quần áo.
Trong giấy xác nhận đơn hàng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian đặt hàng, sản phẩm và thời gian được bên bán xác nhận đã nhận được đơn đặt.
-
Tờ khai hải quan
Để có thể xuất khẩu quần áo qua đường hải quan, mỗi đơn vị cần hoàn thiện các tờ khai hải quan. Tờ khai này sẽ được cung cấp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc trên cổng thông tin.
Tờ khai hải quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tờ khai này chứng minh hàng hóa đã được cơ quan có chức năng thẩm quyền kiểm tra và xác nhận được thông quan.
-
Giấy tờ về nguồn gốc nguyên vật liệu
Thủ tục về nguồn gốc vật liệu bao gồm những giấy tờ sau:
– Định mức nguyên vật liệu.
– Tờ khai mua/nhập khẩu nguyên vật liệu.
Đơn vị nào được quyền xuất khẩu quần áo?
Luật Hải quan Việt Nam quy định rất rõ về đơn vị được phép xuất khẩu. Chỉ những đơn vị nằm trong danh mục quy định mới được phép xuất khẩu. Theo Điều 1 Khoản 3 quy định một số đối tượng sau:
Thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài
Đối tượng này thường được gọi tắt là thương nhân. Theo đó, trừ những hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay tạm ngừng xuất khẩu. Hoặc theo các quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Có vốn đầu tư nước ngoài
Đối tượng này có thể được hiểu là thương nhân hoặc công ty, chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Họ có thể tiến hành hoạt động thương mại xuất khẩu quần áo theo phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này. Đồng thời, đảm bảo thực hiện theo các quy định khác của Pháp luật trong điều kiện có liên quan.
Bên cạnh đó, có một số mặt hàng đặc biệt cần phải xuất khẩu khi được yêu cầu từ Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Một số lưu ý khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu quần áo
Bạn cần tham khảo những gợi ý dưới đây.
-
Về mã HS
Mã HS là một trong những yêu cầu bắt buộc cần chính xác khi làm hồ sơ hải quan. Để chính xác, bạn cần đọc rõ và áp dụng 6 quy tắc phân loại Phụ lục II (Thông tư Thông tư 103/2015/TT-BTC).
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đề nghị xác định trước mã HS. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
-
Về thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu quần áo thông qua đường hải quan được xác định sau khi xác định được mã HS. Mức thuế xuất khẩu được quy định cụ thể tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Đặc biệt, đối với các mặt hàng không có trong biểu mẫu, đơn vị sẽ nhận được mức thuế 0%.
Tổng kết
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn một số thông tin về thủ tục xuất khẩu quần áo. Hãy theo dõi website của chúng tôi để mở rộng thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu nhé!
Xem thêm:
Vận chuyển quần áo từ Việt Nam sang Pháp
Dịch vụ gửi thực phẩm đi Trung Quốc nhanh chóng, giá rẻ