Phân biệt Direct và Via trong vận tải hàng hóa bằng đường biển
1.Tại sao hàng hóa cần phải được chuyển tải?
Việc một phương thức không thể vận chuyển đến tất cả các điểm đến là bình thường, do đó, việc chuyển tải hàng hóa xảy ra. Không phải hãng tàu nào cũng vận chuyển qua tất cả các cảng biển chỉ bằng một tuyến hành trình duy nhất.
Vì vậy, một lô hàng có thể được chuyển chở bằng nhiều nhiều tàu, chuyển tải thành các phương tiện vận tải khác nhau.
Ví dụ:
- Tàu A có tuyến hành trình từ E qua F qua V đến C
- Tàu B có tuyến hành trình từ M qua N qua V đến H
- Container G cần vận chuyển từ E đến H tự học kế toán online
=> Vậy Container G sẽ được vận chuyển bằng tàu A đến V sau đó chuyển tải sang tàu B để đến H.
2. Phân biệt vận chuyển trực tiếp (Direct) và chuyển tải (Via):
- Đi Direct: Tàu A lấy hàng tại Cát Lái, ghé cảng Singapore dỡ hàng ( không phải hàng của bạn), tiếp theo ghé Bangkok dỡ hàng ( không phải hàng của bạn), sau đó A chạy đến Yangon ( Myanmar). Cảng đích là Yangon hàng của bạn vẫn nằm trên tàu A. Trên booking ghi cảng load hàng ( Cát Lái), cảng chuyển tải ( Yangon, NẾU CÓ), cảng đích ( Yangon). (Trong một số trường hợp do form của hãng tàu ghi cảng chuyển tải là cảng đích luôn, ví dụ này nếu có ghi thì ghi cảng chuyển tải là Yangon). Hành trình của tàu A là : Cát Lái – SIN – Bangkok – Yangon, hành trình của hàng tương tự ( vì hàng nằm trên tàu A).
- Đi VIA: Tàu A lấy hàng tại Cát Lái, ghé cảng Singapore dỡ hàng ( có hàng của bạn), sau đó hàng của bạn được bốc sang tàu B ( tàu B đang ở Singapore), lúc này tàu A chạy sang Port Klang (Malaysia), tàu B chở hàng của bạn sang Yangon ( tại đây hàng của bạn được dỡ xuống tàu B), sau đó B chạy tiếp qua cảng Sankt-Peterburg (Nga) theo lịch trình của B. Trên booking ghi cảng load hàng ( Cát Lái), cảng chuyển tải ( SIN), cảng đích ( Yangon). Hành trình của tàu A là : Cát Lái – SIN – Portkalang, hành trình của tàu B: SIN – Yangon – Sankt-Peterburg. Hành trình của hàng Cát Lái – SIN – Yangon. Như vậy hành trình của hàng là 1 phần hành trình tàu A và 1 phần hành trình tàu B.
3. Các điều kiện để trở thành cảng trung chuyển:
Vị trí địa lý:
• Gần các tuyến đường vận chuyển chính.
• Vị trí trung gian kết nối tàu con và tàu mẹ
• Kết nối hàng hóa nội địa
Ví dụ: cảng Rotterdam ở trung tâm châu Âu, cảng Hongkong kết nối Đông Nam Á.
Cơ sở hạ tầng:
• Phải là cảng nước sâu (>13.5m) để tiếp đón tàu lớn.
• Có bãi đất rộng để lưu container (CY-container yard).
• Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, cải thiện hệ thống giao thông kết nối cảng biển,…
Vận hành:
• Chi phí vận hành cảng thấp
• Năng suất cảng cao
• Dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy.
Tóm lại, do luôn có có sự giới hạn trong việc cung cấp tuyến vận chuyển direct từ 1 cảng A đến cảng B bất kỳ (2 cảng không nhộn nhịp), chuyển tải ra đời như là giải pháp cho vấn đề này. Chuyển tải là việc dỡ container từ tàu A ở cảng chuyển tải và đặt nó lên tàu B chạy tiếp tới cảng đích.
Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy nó hữu ích. Liên hệ Bình Phước Logistics để được tư vấn miễn phí.
Đọc thêm:
Tìm Hiểu Điều Kiện FOB Incoterms 2020 – BINH PHUOC LOGISTICS
CHUYỂN PHÁT NHANH HÀNG MỸ PHẨM HỒ CHÍ MINH ĐI SING (indochinapost.com)