Chính ngạch và quy trình vận chuyển chính ngạch

VẬN CHUYỂN KHÔ MỰC ĐI TÂY BAN NHA NHANH CHÓNG

Chính ngạch và quy trình vận chuyển chính ngạch

Vận chuyển chính ngạch là gì?

Vận chuyển Chính ngạch là hình thức giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài thông qua Hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng này được ký kết dựa trên hiệp định, luật pháp và thông lệ quốc tế. Mối quan hệ giao thương có thể được thực hiện giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với khu vực hoặc giữa các hiệp hội kinh tế.

Vận chuyển chính ngạch là con đường giao thương quốc tế thông qua của khẩu và thường xuất nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn. So với hình thức vận chuyển tiểu ngạch thì hàng hóa vận chuyển chính ngạch bị kiểm soát chặt chẽ hơn rất nhiều. Thông thường, hàng chính ngạch sẽ được kiểm soát bởi các cơ quan chuyên ngành qua các tiêu chí như chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, danh mục hàng được xuất nhập khẩu,…

Để hoạt động vận chuyển Chính ngạch diễn ra thuận lợi, đảm bảo đúng trình tự và nguyên tắc thương mại quốc tế, hồ sơ xuất nhập khẩu, cần có:

Hợp đồng mua bán (Sale Contract);
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List);
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước;
Tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu (thông quan);
Bill vận chuyển;
Giấy phép xuất nhập khẩu;
C/O form E (nếu có).

Quy trình vận chuyển hàng Chính ngạch

Với mỗi Doanh nghiệp sẽ có quy trình vận chuyển chính ngạch khác nhau nhưng cơ bản sẽ thao tác theo các bước:

Bước 1: Nhận thông báo hàng đến, kiểm tra chứng từ

Bộ chứng từ gồm:

  • Sales contract: Hợp đồng thương mại;
  • Commercial invoice or Invoice: Hóa đơn thương mại;
  • Packing list – Bảng liệt kê chi tiết hàng hóa;
  • Bill of Lading – Vận đơn;
  • Certificate of Origin form: Phiếu ưu đãi (nếu có);
  • Chứng từ khác (nếu có);
  • Arrival Notice – Thông báo hàng đến.

Khi nhập CIF, bộ này người bán làm gửi về cho người mua (Consignee) và khi hàng chuẩn bị tới cảng ở Việt Nam thì hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến tới Consignee. Tuy nhiên để tránh sai sót thì khi làm việc nên kiểm tra bản nháp trước khi gửi bản gốc bằng giấy về Việt Nam.

Bước 2: Khai báo hải quan điện tử tờ khai nhập khẩu

Để khai báo tờ khai nhập khẩu doanh nghiệp cần phải có:

Khi có những thông tin đó thì nhân Viên sẽ lên tờ khai, khai báo thủ tục trên phần mềm khai báo hải quan điện tử (ECUS5 VNACCS). Truyền xong hệ thống sẽ phân luồng tự động:

  • Luồng xanh mã kiểm tra trên Tờ khai là số 1 có nghĩa là được thông quan;
  • Luồng vàng, mã kiểm tra trên Tờ khai là số 2 có nghĩa là xuất trình chứng từ để HQ kiểm tra và được thông quan;
  • Luồng đỏ, mã Kiểm tra trên Tờ khai là số 3 có nghĩa là vừa xuất trình chứng từ vừa kiểm tra hàng hóa thực tế.

Bước 3: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng

Sau khi có tờ khai phân luồng thì kiểm tra tờ khai phải đóng bao nhiêu thuế: Có 3 cách để đóng thuế là thanh toán điện tử; nộp qua ngân hàng hoặc nộp qua kho bạc. Đồng thời lấy lệnh giao hàng. Khi lấy lệnh giao hàng phải có những giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu của Công ty nhận hàng trên thông báo hàng đến;
  • Vận đơn;
  • Thông báo hàng đến;

Khi lấy lệnh cần lưu ý với hàng vận chuyển Container cần có những thứ đi kèm như sau:

  • Phải làm giấy mượn Container;
  • Giấy hạ container rỗng (áp dụng với việc lấy container hàng về kho để rút) là giấy mà hãng tàu chỉ định trả lại container rỗng sau khi khách hàng đem hàng về kho rút;
  • Hạn lệnh giao hàng: Xem lệnh còn hạn hay không;
  • Phải lấy Hóa đơn.

Bước 4: Mở tờ khai, làm thủ tục thông quan lấy hàng

Chuẩn bị tất cả giấy tờ, hồ sơ để làm thủ tục thông quan tại cảng.

Bước 5: In phiếu giao nhận hàng hóa, thanh lý và lấy hàng

Sau khi tờ khai đã được thông quan, lên website Tổng Cục Hải quan, vào mục in danh sách mã vạch container nhập thông số và in mã vạch tờ khai, đồng thời in phiếu giao nhận container (hay là Phiếu Eir), sau đó mang 2 mã vạch đi thanh lý Hải quan giám sát (mục đích để HQ nhập máy xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát) và cảng được phép giao container hàng này cho khách hàng.

Khi thanh lý xong thì đưa : Phiếu giao nhận hàng hóa + giấy hạ rỗng cho xe vào lấy hàng.

Lưu ý: Khi đưa giấy tờ cho tài xế, phải cung cấp cho tài xế thông tin xuất hóa đơn hạ rỗng.

Bước 6: Nhận lại tiền mượn container (nếu có)

Nếu bị hãng tàu bắt đóng một khoản tiền để cược (mượn) container thì sau khi tài xế hạ container rỗng cho cảng mà hãng tàu chỉ định, thì nơi hạ rỗng này sẽ cấp cho tài xế giấy hạ rỗng. Nhân viên cần có các giấy tờ sau để lên hãng tàu lấy cược:

  • Giấy giới thiệu;
  • Giấy hạ rỗng;
  • Giấy mượn container.

Nhân viên sẽ đem giấy tờ này lên hãng tàu lấy cược, nếu container rỗng trả không phát sinh hư hỏng… thì hãng tàu sẽ trả lại tiền cược, nếu phát sinh sẽ bị tính phí.

Bước 7: Hoàn tất hồ sơ và quyết toán ngân hàng

Sau khi hoàn thành hết thủ tục, nhân viên sẽ tập hợp hết hồ sơ, tờ khai hải quan để lưu lại. Đồng thời mang một bộ hồ sơ đến ngân hàng để xác nhận thanh toán trong trường hợp thanh toán hết. Trong trường hợp chưa thanh toán hết ngân hàng sẽ xác nhận thanh toán một phần, tới kỳ thanh toán tiếp theo thì mang chứng từ để Ngân hàng đóng tiếp.

Vui lòng liên hệ Binh Phuoc Logistics để được tư vấn miễn phí!

Đọc thêm:

Mua hộ hàng từ Malaysia nhanh chóng với Bình Phước Logistics (binhphuoclogistics.com)

Chuyển phát nhanh hỏa tốc từ Quận Ba Đình vào Phú Quốc chất lượng (indochinapost.com)