Điều khoản Giao hàng Free Carrier (FCA) – Incoterms 2020

Điều khoản Giao hàng Free Carrier (FCA) – Incoterms 2020

0. Khái quát về điều kiện FCA, Incoterms 2020:

FCA là cụm từ viết tắt của Free Carrier, có nghĩa là giao cho người chuyên chở. Theo đó, trách nhiệm của bên bán sẽ thực hiện việc đóng gói hàng hóa, xếp dỡ lên phương tiện vận tải tại địa điểm đã được chỉ định từ trước.

2. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (FCA – Free Carrier):

Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua bằng hai cách:

a. Khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng.

b. Khi nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán, hàng hóa nằm trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.

Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi mà rủi ro được chuyển giao cho người mua và kể từ thời điểm đó mọi chi phí sẽ do người mua chịu.

3. Nơi giao hàng hoặc địa điểm giao hàng cụ thể:

Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng chỉ định.

Điều này sẽ giúp các bên xác định rõ được khi nào và tại đâu thì hàng hóa và rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang cho người mua, cũng đồng thời là điểm mà từ đó mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng sẽ do người mua chịu.

Nếu hai bên không có thỏa thuận về một địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định, thì người bán có thể chọn một điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình.

4. Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu:

Điều kiện FCA yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần.

Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

5. Vận đơn với dấu On-board trong mua bán FCA:

Giả sử hàng hóa được một người giao nhận nhận hàng tại Las Vegas, sẽ không thể có một vận đơn On-board được phát hành bởi người chuyên chở từ Las Vegas, vì thành phố này không có cảng biển nên tàu chuyên chở không thể cập bến để lấy hàng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bán hàng tại Las Vegas cần một vận đơn với dấu On-board, mặc dù trên thực tế hàng hóa sẽ phải được người chuyên chở đến Las Vegas lấy hàng sau đó mới đưa lên tàu chuyên chở tại Los Angeles.

Để giải quyết trường hợp sử dụng điều kiện FCA nhưng người bán vẫn cần 1 vận đơn có dấu On-board thì ở Incoterms 2020, FCA đã quy định thêm việc người chuyên chở có thể được người mua hàng chỉ định đế phát hành vận đơn có dấu On-board cho người bán.

Nếu hai bên cùng đồng ý thỏa thuận trong hợp đồng về việc này, người mua sẽ phải chỉ định người chuyên chở của mình phát hành 1 vận đơn có dấu On-board cho người bán. Nếu người chuyên chở đồng ý với điều này theo như yêu cầu của người mua, thì khi hàng hóa đã lên tàu tại Los Angeles, người chuyên chở sẽ phát hành cho người bán 1 vận đơn có dấu On-board trên đó.

6.Điểm khác biệt giữa FCA với EXW, CIF về địa điểm giao hàng

Điều kiện EXW người bán giao hàng tại kho, phân xưởng, nhà máy,… hoặc 1 địa điểm nào đó của người bán.

Còn điều kiện CIF, người bán chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế, nên địa điểm giao hàng là một địa điểm khác phạm vi nội địa (của người bán). Nó có thể là cầu cảng, kho ngoại quan, nhà máy của người mua.

Nhìn chung điều kiện FCA người bán có trách nhiệm ít hơn FOB & CIF. Nhưng FCA lại là điều kiện phù hợp cho người bán lẫn người mua khi xét đến sự thuận lợi và thị trường địa phương.

Vui lòng liên hệ Bình Phước Logistics để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

Gửi hàng đi Malaysia chỉ từ 70k/kg – BINH PHUOC LOGISTICS

Vận chuyển hàng cồng kềnh từ TP. Hồ Chí Minh đi Chu Lai (indochinapost.com)