Danh Mục Các Phụ Phí Trong Vận Chuyển Hàng Không (Air)

VẬN CHUYỂN KHÔ MỰC ĐI TÂY BAN NHA NHANH CHÓNG

Danh Mục Các Phụ Phí Trong Vận Chuyển Hàng Không (Air)

1. Phí kéo hàng từ kho tới sân bay (Trucking)

Đây là chi phí vận chuyển kiện hàng từ nơi tập kết hàng ra sân bay để chờ làm thủ tục nhập kho. Thông thường chi phí vận chuyển hàng không sẽ ở mức cao, do đó quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ đối với các mặt hàng nhỏ gọn về kích cỡ, giá trị cao như hàng mỹ phẩm, thuốc men, đồ điện tử…

2. Phí thủ tục hải quan (Customs)

Chi phí làm thủ tục hải quan bao gồm các công đoạn chuẩn bị hồ sơ liên quan để lên tờ khai hải quan. Dỡ hàng phục vụ kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết. Chi phí làm thủ tục hải quan sẽ được thống nhất bởi phía doanh nghiệp và công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không.

3. Phí soi chiếu hàng hóa (X-ray)

Khi hàng nhập kho làm thủ tục hải quan thì cần làm kiểm tra soi chiếu. Bên trong kiện hàng tránh trường hợp có thêm các mặt hàng cấm vận chuyển trong hàng không như Pin, ắc quy… Như ảnh mô tả hàng hóa đang được đưa qua băng chuyền để kiểm tra soi chiếu.

4. Phí an ninh hàng không (SCC)

Phí security charge cho việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa ở địa điểm lưu kho chờ xuất chuyến. Tránh việc nhầm lẫn hàng hóa giữa các khách hàng hay các vấn đề mất trộm, khủng bố.

5. Phí truyền FHL tại kho (FHL)

Đây là chi phí truyền dữ liệu vào hệ thống 1 cửa quốc giá đối với vận đơn phụ của lô hàng. Trong trường hợp hàng có 2 Airway Bill (1 Master bill, 1 House Bill) làm thủ tục thì sẽ cần truyền FHL cho House Bill.

6. Phí làm hàng tại kho (Handling)

Phí làm hàng tại kho bao gồm các chi phí khi handle hàng tại kho như bốc dỡ. Thuê xe nâng chuyển hàng từ xe tải cho nhập kho, lấy mã QR code xếp hàng nhập kho. Sắp xếp và quản lý đơn hàng, dán nhãn bổ sung nếu hàng dễ vỡ (Fragile). Hàng nguy hiểm (DG), hàng cần bảo quản nhiệt độ.

Phí phát hành vận đơn hàng không (AWB) là chứng từ biên nhận do hãng vận chuyển. Phát hành cho khách hàng thông qua các đại lý hoặc được.Ủy quyền để làm bằng chứng cho việc vận chuyển hàng hóa. Nhưng AWB không phải chứng từ chứng minh việc sở hữu hàng hóa. Do đó không có giá trị trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu.

7. Phí khai AMS tại kho (Automated Manifest System)

Đây là chi phí khai báo dữ liệu về lô hàng cho cơ quan hải quan trước khi xuất đi nhằm đảm bảo cơ quan hải quan sẽ quản lý được thông tin shipment của từng khách hàng sẽ xuất chuyến trong ngày. Mô tả chứng từ AMS tại kho như bên dưới.

8. Phụ phí thu cùng cước vận chuyển hàng không

Bên cạnh các phụ phí cơ bản phía trên thì còn có thêm 1 số loại phụ phí tính cùng cước vận chuyển hàng không.

Phụ phí nhiên liệu (FSC) – Fuel Surcharge là phụ phí bù thêm vào chi phí hao hụt nhiên liệu nếu vận chuyển tới các vùng lãnh thổ xa và hiểm trở, thời gian vận chuyển dài ngày. Phí này phải được điền trên AWB và có thể thu của người gửi hàng hoặc người nhận hàng.

Phụ phí chiến tranh (WRS) – War Risk Surcharge là phụ phí bù đắp các rủi ro có thể xảy ra khi hàng hóa được vận chuyển tới các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có chiến sự.

9. Phí phát hành DO (Delivery Order)

Đối với hàng air xuất từ Việt Nam thì hàng nhập cũng có chi phí như phí phát hành lệnh giao hàng (Delivery Order). Khi 1 lô hàng được nhập cảnh vào Việt Nam thì phía hãng hàng không/ đại lý làm thủ tục sẽ có trách nhiệm thông báo và phát hành DO để khách hàng ra sân bay làm thủ tục khai báo và lấy hàng về.

10. Phí tách bill (Switch Bill)

Khi lô hàng nhập cảnh vào Việt Nam nếu trong trường hợp có nhiều đơn hàng của khách hàng gộp chung thì sẽ cần làm thủ tục tách bill dựa theo đúng số lượng đơn hàng khách hàng đã order.

11.Phí lưu kho (Storage Fee)

Thông thường hàng nhập cảnh tới sân bay ở Việt Nam sẽ được miễn phí lưu kho 2 – 3 days bao gồm cả ngày nghĩ lễ và thứ 7, chủ nhật.

12. Biểu phí cước và phụ phí vận chuyển hàng không (Tariff)

Bình Phước Logistics mong sẽ cung cấp kiến thức hữu ích đến cho bạn đọc.

Đọc thêm:

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không – BINH PHUOC LOGISTICS

CHUYỂN PHÁT NHANH HÀNG MỸ PHẨM HỒ CHÍ MINH ĐI SING (indochinapost.com)