Quy trình xuất khẩu hàng hóa đi Trung Quốc

TẠI SAO LOGISTICS CẦN PHẢI CÓ FREIGHT FORWARDER?

Quy trình xuất khẩu hàng hóa đi Trung Quốc 

Bước 1: Đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác xuất khẩu

Khâu giao dịch này tương đối khá giống với quy trình đàm phán hàng hóa đi trong nội địa. Nhưng cần lưu ý một vài đặc điểm sau :

  • Giá cả tổng của kiện hàng.
  • Điều kiện khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Địa chỉ giao hàng ở đâu, phân chia trách nhiệm rõ ràng, cụ thể phía bên doanh nghiệp gửi. Bên đơn vị vận chuyển và nhập khẩu tại Trung thế nào…
  • Phương thức thanh toán, đàm phán để đưa ra giá cả thống nhất tốt nhất. Thanh toán trả trước hay trả sau, thư tín dụng, chuyển khoản, nhờ thu,…có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế có thể áp dụng.
  • Đảm bảo chất lượng hàng hóa, quy cách hàng, bảo quản hàng,…

Bước 2:  Chuẩn bị hàng , đặt tàu và làm thủ tục thông quan hàng hóa

Sau khi đã thống nhất ký kết hợp đồng xong thì dựa theo lịch dự tính ngày giờ xuất hàng để đặt lịch (book) hãng vận chuyển để đặt chỗ lấy cont xuất hàng đi. Cần đặt lịch sớm để tránh tình trạng hết chỗ lại phải delay việc giao hàng, thậm chí có thể bị phạt tiền nếu trong hợp đồng có quy định thời gian. Ví dụ ngày 1 đã ký hợp đồng thì ngày 5 cần chuẩn bị xong hàng và nên book tàu vào ngày 8 hoặc ngày 10 để còn lấy vỏ, đóng hàng, trucking nội địa, khai hải quan,…

Khi đặt lịch của phương tiện vận chuyển xong, lấy booking note ( thông tin đặt chỗ), dựa vào đó để theo dõi thời gian đi của phương tiện, thời gian lấy container để đóng hàng, thời gian hạ hàng, nơi hạ cont hàng,…và thời gian cắt máng (closing time). Closing time là thời gian bắt buộc nhà xuất khẩu cần phải hoàn tất các thủ tục thông quan, tờ khai xuất và vào sổ tàu ( để hãng tàu xếp cont lên tàu ).

Trong thời gian này chúng ta làm bộ chứng từ : hóa đơn ( invoice ), phiếu đóng gói hàng hóa ( packing list ), điều phối xe cont đi lấy vỏ và kéo xuống kho đóng hàng, đồng thời đi làm các thủ tục xin một số giấy tờ đặc biệt ( nếu có), truyền tờ khai hải quan xuất khẩu. Sau khi đóng hàng , hạ hàng tại cảng xuất , làm thủ tục thông quan tờ khai xuất, vào sổ tàu,…

4. Hoàn thành chứng từ xuất khẩu:

Sau khi hoàn thành tờ khai xuất, chỉ yêu cầu đơn vị vận chuyển phát hành bill (lúc này lấy Bill gốc hay Surrender Bill hay Seaway Bill là tùy nhu cầu ) mỗi loại mỗi khác.

Khi đã lấy bill xong , tiếp đến sẽ làm bộ chứng từ để lấy mấy loại giấy tờ như : kiểm dịch, phun trùng…, đồng thời xin C/O form yêu cầu ( nếu có ) . Xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O ) tại phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ( VCCI ).

Sau khi đã xong bộ chứng từ hoàn chỉnh, chuẩn bị gửi cho Consignee để khi hàng sang Trung Quốc họ nhận hàng. Gửi như thế nào, ai sẽ giữ chứng từ, giao hàng theo lệnh ai, thanh toán thế nào,…

5. Tất toán với ngân hàng

Khi đã nhận được tiền, chúng ta sẽ chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ xuất khẩu. Để gửi cho ngân hàng để ngân hàng đóng dấu, bảo lưu và doanh nghiệp. Cần lưu giữ lại tòan bộ hồ sơ chứng minh nguồn tiền đó của mình.

Kết luận:

Hy vọng rằng với bài viết trên đây mang lại kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Các loại phí và phụ phí đường biển – BINH PHUOC LOGISTICS

Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu nhanh chóng của Indochina Post