Vận đơn hàng không – Airwaybill là gì?
AWB (Air Waybill) là chứng từ được phát hành dành riêng cho những hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua đường hàng không.
1. Vận đơn hàng không là gì?
Về mặt bản chất vận đơn hàng không (AWB) là chứng từ mà bên vận chuyển sẽ gửi cho bên gửi hàng để xác nhận việc vận chuyển hàng hóa. Sau đó bên gửi sẽ chuyển bộ AWB nay cho bên nhận hàng để làm các thủ tục tại địa điểm đến.
Vai trò quan trọng nhất của AWB là:
– Chứng từ xác nhận việc hoàn thành hợp đồng vận chuyển
– Biên lai giao hàng mà hãng vận tải gửi cho bên bên vận chuyển
2. Phân loại các loại vận đơn hàng không (AWB)?
– MAWB viết tắt từ Master Air Waybill: đây là vận đơn chủ do hãng vận tải (hàng không) cung cấp cho các đơn vị Logistics/FWD (Forwarder).
– HAWB viết tắt từ House Air Waybill: đây là vận đơn lẻ do các Logistics/FWD cấp.
Cụ thể là bên gửi khi sử dụng dịch vụ vận tải của các đơn vị Logistics/FWD sẽ được cấp HAWB, sau khi tổng hợp các yêu cầu giao nhận, các đơn vị nói trên sẽ tiến hành tổng hợp, đặt chỗ với hãng hàng không và được cấp MAWB.
3. Nội dung trên vận đơn hàng không là gì?
Các nội dung trên vận đơn hàng không (AWB) tiêu chuẩn được quy định bởi HIệp hội Hàng không Quốc tế (IATA).
Thông tin trên AWB thường được chia làm hai mặt:
– Mặt trước: Cung cấp các thông tin chi tiết về lô hàng hóa vận chuyển
– Mặt sau: giải thích rõ hơn về các điều kiện, quy định, trách nhiệm của các bên khi thực hiện vận tải hàng hóa.
* Các nội dung ở mặt trước AWB
Mặt trước AWB cung cấp những thông tin chi tiết nhất về lô hàng mà hãng hàng không nhận vận chuyển cho các Logistics/FWD bao gồm:
– Thông tin người gửi và người nhận hàng
– Số vận đơn (AWB number)
– Sân bay xuất phát
– Tên và địa người đơn vị phát hàng vận đơn
– Tên đại lý chuyên chở
– Tuyến đường
– Thông tin chi tiết về lô hàng: giá trị kê khai, giá trị bảo hiểm, số kiện, chi phí, …
– Thông tin về việc thanh lý chi phí vận chuyển của lô hàng
* Các nội dung ở mặt sau AWB
Mặt sau AWB giải thích rõ hơn về các điều kiện, quy định, trách nhiệm của các bên khi thực hiện vận tải hàng hóa bao gồm:
– Trách nhiệm của các bên liên quan (cơ sở, giới hạn trách nhiệm)
– Điều kiện hợp đồng
– Các định nghĩa, luật áp dụng
– Thời hạn khiếu nại, giải quyết sự vụ
Các nội dung liên quan đến quy định này dựa trên các công ước quốc tế về Hàng không như:
Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về hàng không như Vacsava 1929, Nghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal, …
Hi vọng bài viết trên sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho bạn.
Đọc thêm:
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không – BINH PHUOC LOGISTICS
Dịch vụ gửi quần áo đi châu Âu nhanh, giá rẻ (indochinapost.com)