Tìm hiểu về vai trò của Coload

VẬN CHUYỂN KHÔ MỰC ĐI HÀ LAN NHANH CHÓNG, GIÁ RẺ

Tìm hiểu về vai trò của Coload

Hàng coload là gì? Đây là một câu dễ dàng với những ai đã và đang tham gia trong hoạt động giao nhận vận tải. Nhưng với những bạn mới gia nhập ngành hàng thì sẽ còn có chút vướng mắc với câu hỏi. Vậy hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về khái niệm này nhé!

Hàng FCL và hàng LCL là gì?

Trước tiên, để hiểu được hàng coload là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu hàng FCL và hàng LCL là gì?

  • Hàng LCL là những hàng hóa sản phẩm không xếp đủ một container, khi vận chuyển cần ghép chung với một số lô hàng của chủ hàng khác để giảm thiểu chi phí vận chuyển. Do đó công ty dịch vụ sẽ tìm kiếm và ghép chung các lô hàng lại với nhau. Những lô hàng này có thể không đến cùng một đích. Chúng có thể đi cùng một đoạn đường sau đó tách ra để tiếp tục hành trình của mình.
  • Hàng FCL là những hàng hóa sản phẩm mà có thể xếp nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm hoàn toàn quá trình đóng gói và bốc dỡ hàng ra khỏi container. Khi hàng hóa không đồng nhất để chứa đầy trong một container hoặc nhiều container thì người gửi hàng phải phân chia ra nhiều container khác nhau để gửi hàng.

Hàng coload là gì?

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu hàng coload là gì? Hàng coload là một lô hàng xuất ra nước ngoài nhưng phải trải qua nhiều dịch vụ vận chuyển.

Coloader là gì?

Coloader là người đóng ghép hàng lẻ LCL với những người gom hàng lẻ (Consolidator) hoặc book hàng FCL với các NVOCC (người kinh doanh vận tải nhưng không có tàu, người gom hàng nguyên container). Vì thế bản thân Coloader có thể đóng vai trò riêng lẻ (có thể là người gom hàng lẻ, người gom hàng nguyên container) hoặc nhiều công việc kết hợp lại với nhau, tùy thiếu tình huống, trường hợp và vị trí cụ thể của họ.

  • Đối với LCL

Trong thực tế, những lô hàng coload LCL trong cùng một container không phải bao giờ cũng đến cùng một cảng đích. Đôi khi, chúng chỉ được vận chuyển chung trên container trên một chặng đường nào đó. Sau đó, chúng được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác để tiếp tục hành trình của mình.

Trên thị trường hiện nay đa số những người sale hàng lẻ thường sẽ thông qua các công ty FWD. Sale hàng lẻ thì được gọi là người gom hàng. Như vậy khi khách hàng book qua FWD thì FWD lại phải book lên consol, như vậy đã coload 1 lần. Nếu như khách book hàng qua FWD1 sau đó qua FWD2 và cuối cùng FWD2 book lên consol thì đã coload lên 2 lần. Vì vậy, LCL coload là hàng lẽ sẽ phải chuyển qua container khác để đi tới cảng đích.

VD: Công ty thực phẩm có nhu cầu chuyển 15m khối hoa qua tươi từ trung quốc về Hải Phòng. Với lô hàng như này thì sẽ không đủ để đóng đầy 1 container 20 feet (vì thể tích phía trong là 35 mét khối). Vì vậy lô hàng này cần được ghép với một lô hàng khác giúp tiết kiệm chi phí. Tất nhiên trong trường hợp này công ty thực phẩm có thể chọn lựa trả toàn bộ cước phí của container 20 feet khi họ không chấp nhận để chung hàng với một doanh nghiệp nào cả.

  • Đối với FCL :

FCL thì người ta không gọi là consol mà thường biết đến như những NVOCC. NVOCC là những công ty có container rỗng tuy nhiên không có tàu, vì vậy họ phải mua chỗ trên hãng tàu, sau đó họ cho các FWD book lại chỗ này của họ đã mua, dùng container của họ để kiếm tiền lời chênh lệch. Như vậy nếu khách hàng book qua FWD sau đó FWD book lên NVOCC thì đã giống với việc coload.

Hàng coload thì khách hàng không làm được master bill mà đa phần đều là house bill

Hi vọng bài viết Bình Phước Logistics cung cấp có thể mang lại kiến thức hữu ích cho bạn.

Đọc thêm:

Gửi hàng may mặc đi Pháp giá tốt – BINH PHUOC LOGISTICS

Dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa Hà Nội đi Humburg (Đức) – Indochina Post